Với mức sống của con người ngày càng tăng, nhu cầu về du lịch càng không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế, các ngành nghề, dịch vụ liên quan đến du lịch cũng có chiều hướng phát triển theo. Vậy các ngành nghề liên quan đến du lịch là những ngành nghề nào? Hãy cùng EHOU tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Những điều bạn nên biết về ngành du lịch
Trước khi tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến du lịch, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến ngành du lịch nhé!
Du lịch hiện đang là ngành có nhiều ảnh hưởng tích cực nhất đến nền kinh tế của nước ta. Thực chất, du lịch là ngành sẽ đào tạo ra những nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các lĩnh vực liên quan đến du lịch như: nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch,… nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng
Tuy nhiên, nếu xét về góc độ văn hóa, ngành du lịch có vai trò quan trọng không nhỏ trong việc quảng bá những vẻ đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc đến với du khách trong nước và quốc tế
=>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có những môn gì?
2. Các ngành nghề liên quan đến du lịch
2.1. Nhóm ngành quản lý du lịch
Trước hết, đó là quản lý du lịch: Khi đảm nhận vị trí quản lý du lịch, công việc của họ chủ yếu sẽ làm việc với giấy tờ của công ty du lịch, ngoài ra họ cũng cũng đảm nhận việc đi dự hội thảo, gặp gỡ đối tác,… Để đảm nhận được vị trí này, bạn cần hội tụ đầy đủ những kiến thức cũng như các kỹ năng liên quan đến du lịch.
Song song với quản lý du lịch sẽ là điều hành du lịch: Công việc chính của nhân viên điều hành du lịch sẽ là phân công công việc cho nhân viên cấp dưới và giám sát chúng. Đồng thời, họ cũng đảm nhận công việc nhận thông tin từ các chương trình, hoạt động du lịch để có thể liên lạc, phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết những vấn đề xung đột trong quá trình diễn ra hoạt động du lịch
Bên cạnh du lịch, bạn có thể làm quản lý hay điều hành các ngành nghề liên quan đến du lịch như nhà hàng, khách sạn,… Tương tự với các nhà quản lý, điều hành du lịch, các nhà quản lý, điều hành nhà hàng, khách sạn cũng sẽ làm những công việc liên quan đến sổ sách, phân công công việc cho nhân viên,… và là người đứng ra hợp tác, thỏa thuận với công ty du lịch nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng du lịch
2.2. Nhóm ngành nhân viên phục vụ khách hàng
Chắc hẳn các bạn cũng đã biết nhà hàng, khách sạn,… là những dịch vụ có sự liên quan mật thiết đến du lịch. Chính vì thế, nhóm ngành nhân viên phục vụ khách hàng trong nhà hàng, khách sạn cũng là một trong các ngành nghề liên quan đến du lịch
Đầu tiên phải kế để nhân viên lễ tân. Họ sẽ là người giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng đầu tiên và có nhiệm vụ giới thiệu các dịch vụ bên mình đến khách hàng. Yêu cầu cơ bản đối với một nhân viên lễ tân đó là họ phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như đáp ứng đủ yếu tố về ngoại hình bởi họ chính là bộ mặt của nhà hàng, khách sạn
Tiếp đến là nhân viên phục vụ bar, bàn, bếp:
Đối với nhân viên bar: họ sẽ là người trực tiếp pha chế đồ uống và đáp ứng đúng yêu cầu về đồ uống của khách hàng
Nhân viên phục vụ bàn có nhiệm vụ chính là giúp thực khách đặt đơn và mang đồ ăn lên cho khách. Trong quá trình ăn uống của khách hàng, bạn cần quan sát và để ý nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng kịp thời.
Với nhân viên bếp, bạn sẽ là người chế biến món ăn và giúp món ăn trở nên bắt mắt và thu hút hơn với thực khách
Công việc chính của một nhân viên phòng ốc sẽ là dọn dẹp vệ sinh phòng ở một cách sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo cách bày trí, sắp xếp đồ vật trong phòng có tính thẩm mỹ và nhanh chóng chuyển giao phòng đã được dọn dẹp xong đến với khách hàng.
=>> Xem thêm: Học quản trị khách sạn nhà hàng ra làm gì?
2.3. Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có lẽ là ngành nghề liên quan trực tiếp đến các dịch vụ du lịch. Công việc chính của một hướng dẫn viên du lịch sẽ là người đồng hành với du khách trên toàn bộ quá trình du lịch. Trong quá trình du lịch, hướng dẫn viên du lịch sẽ là người giới thiệu những thông tin về địa điểm du lịch với du khách, là người tổ chức những hoạt động vui chơi và là người đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở cho du khách. Ngoài ra, họ cũng là người đứng ra giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình du lịch.
Bên cạnh đó, yêu cầu cơ bản của hướng dẫn viên du lịch là người có khả năng giao tiếp, xử lý tình huống khéo léo, có thể sử dụng ngoại ngữ,… và cần có tâm lý, sức khỏe ổn định để có thể đồng hành với du khách cả hành trình dài
2.4. Nhân viên marketing cho dịch vụ du lịch
Là người có nhiệm vụ quảng cáo, giới thiết các dịch vụ du lịch của công ty đến với các khách hàng như: các hoạt động du lịch, các chương trình khuyến mãi, chất lượng của các loại dịch vụ và mức giá cho từng loại dịch vụ,…
Bên cạnh quảng bá, giới thiệu thông tin đến khách hàng, nhân viên marketing còn có nhiệm vụ thu thập và thăm dò thông tin từ khách hàng. Do tính chất của công việc mà nhân viên marketing của các công ty du lịch thường xuyên phải đi nhiều nơi khảo sát thị trường cũng như thăm dò nhu cầu, thị hiếu của khách hàng với các hoạt động du lịch. Từ đó lập những bản kế hoạch chi tiết cho ban lãnh đạo của công ty nhằm có những mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như xây dựng nhiều kế hoạch khác nhau nhằm phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau
2.5. Nhân viên kế toán du lịch
Nhiệm vụ chính của kế toán du lịch đó là ghi chép lại những kế hoạch chi tiêu cũng như lên kế hoạch chi tiêu, giám sát chi tiêu,… của công ty du lịch. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ là người xử lý các giấy tờ, chứng từ,… của công ty. Từ đó, họ sẽ lập bản báo cáo chi tiết về hoạt động chi tiêu của công ty du lịch giúp ban lãnh đạo có thể đề ra những kế hoạch mới phù hợp với ngân sách của công ty giúp cho công ty du lịch thu được lợi nhuận tối đa trong quá trình kinh doanh
2.6. Các ngành nghề liên quan khác
Bên cạnh những nhóm nghề trên cũng còn các ngành nghề liên quan đến du lịch khác. Hãy cùng ehou tìm hiểu thêm nhé!
- Nhân viên đảm bảo sức khỏe của du khách
- Lên kế hoạch cho cho các chương trình, hoạt động du lịch
- Lên ý tưởng và tổ chức các sự kiện trong quá trình du lịch
- Học thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu sâu về ngành du lịch
- Trở thành trợ giảng, giảng viên của các trường cao đẳng, đại học hay các trung tâm đào tạo ngành du lịch
=>> Xem thêm: Ngành du lịch năm 2023 có những cơ hội và thách thức nào?
3. Nên học dịch vụ du lịch và lữ hành tại đâu?
Bên cạnh câu hỏi về vấn đề các ngành nghề liên quan đến du lịch cũng khá nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi về cơ sở nào đào tạo ngành dịch vụ du lịch và lữ hành uy tín.
Vậy các bạn đã biết đến Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội chưa. Là cơ sở đầu tiên dạy học bằng hình thức trực tuyến tại Việt Nam nên giảng viên đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc truyền tải nội dung bài học đến các bạn học viên. Không chỉ vậy, các bạn học viên sau khi tốt nghiệp tại chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến cũng được Bộ GD & ĐT đánh giá cao.
Bên cạnh đó, có khá nhiều bạn trẻ băn khoăn về giá trị bằng cấp khi học trực tuyến. Vậy thì các bạn đừng lo nhé! Hiện nay, theo luật của Bộ GD & ĐT, trên tấm bằng đại học đã không còn ghi hình thức đào tạo, vì vậy khi tốt nghiệp tại chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến, các bạn sẽ được cấp tấm bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương với hệ chính quy. Ngoài ra, các bạn có thể học cao học và thi công chức theo quy định của Nhà nước.
Khi theo học dịch vụ du lịch và lữ hành tại chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội, bên cạnh những kiến thức trên sách vở, các bạn học viên sẽ có những buổi thực hành và trải nghiệm giúp cho các bạn có thể tiếp xúc với nghề sớm hơn cũng như khiến các bạn giảm sự lúng túng, rụt rè trong quá trình làm việc sau này.
Kết luận
Như vậy, ehou mong rằng ehou đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích về vấn đề các ngành nghề liên quan đến du lịch. Và qua đây, ehou cũng xin chúc các bạn sẽ luôn thành đạt trên con đường sự nghiệp mà các bạn lựa chọn sau này nhé!
=>> Xem thêm: Những thông tin về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Nguồn: daihocmohanoi.edu.vn, tuyensinh.edu.vn, caodangquoctesaigon.vn
Để lại một bình luận