Đại học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Để thực hiện ước mơ ấy, các bạn đã phải liên tục cố gắng trong suốt những năm Trung học Phổ thông. Tuy nhiên khi đã bước vào giảng đường Đại học, không ít bạn lại cảm thấy nhàm chán, thiếu động lực và học một cách đối phó. Tại sao lại như vậy?
Nội dung bài viết
Cách học Đại học truyền thống thiếu sáng tạo
Hình thức giảng dạy Đại học ở Việt Nam vẫn mang một phong cách thụ động, điển hình với việc thầy thuyết trình – trò chép. Rất nhiều giảng viên với thói quen áp đặt, đóng khung quan điểm đúng sai vào việc giảng dạy và tính điểm bài thi làm sinh viên rất khó phát huy năng lực sáng tạo.
Nếu xem xét vấn đề này một cách tổng quát hơn, thì chính khuôn mẫu xã hội tại nước ta đã gò bó những quan điểm, tư tưởng và lối sống vào các thế hệ, và những thế hệ trước lại vô tình gò bó thế hệ sau dựa trên những “cái biết” của mình.
Ở Phương Tây, có một câu rất phổ biến, đó là “open heart, open mind”. Các sinh viên phương Tây hiểu rõ, để có trí tuệ ngày càng phát triển thì đầu óc phải thật sự cởi mở để tiếp thu cái mới, sau đó mới tiến hành chọn lọc để đưa vào bộ nhớ những kiến thức phù hợp với chính bản thân mình.
Bởi vậy, những sinh viên này có thói quen quan sát, tư duy phản biện và đặt câu hỏi liên tục cho nên khả năng sáng tạo cũng tăng cao. Đây là điều mà hình thức giảng dạy truyền thống tại giảng đường Đại học Việt Nam còn thiếu sót.
Nợ môn Đại học quá nhiều
Sau những tháng ngày ôn luyện miệt mài để giành được tấm phiếu vào Đại học, nhiều sinh viên với tâm lý muốn “xả hơi”, cảm thấy an toàn vì đã thực hiện được ước mơ nên ít nhiều bỏ bê việc học hành.
Kết quả là thi không qua môn. Nợ môn càng nhiều thì tâm lý mệt mỏi, chán học lại càng tăng cao. Mà càng nhàm chán việc học, càng không chịu đối diện để giải quyết vấn đề thì mức độ nghiêm trọng của vấn đề lại càng lớn dẫn đến không ít sinh viên bỏ học vì nợ môn quá nhiều.
Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy bình tĩnh, chậm rãi đánh giá tình hình hiện tại, chẻ nhỏ các vấn đề ra và giải quyết từng thứ một. Đừng quên rút kinh nghiệm để các học kì sau không phải vất vả lận đận vì chuyện nợ môn nữa nhé.
Tư tưởng “không học Đại học vẫn thành công”
Sự thật là có nhiều người vẫn thành công mà không cần học Đại học.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ dễ dàng nhìn thấy được sự thành công bên ngoài đó nhưng không hiểu hết được quá trình rèn luyện, những sự đánh đổi, thất bại, các cơ hội bất ngờ hay nền tảng cá nhân, năng khiếu thiên bẩm của họ. Thành thử nhiều người vội vàng tin rằng “không học Đại học vẫn thành công”, vội vàng bỏ học Đại học, lao đi kiếm tìm thành công và không ít trong số đó nhanh chóng nhận lại sự bất mãn và thất vọng.
Thế giới không ngừng vận động, và kiến thức luôn luôn được đổi mới. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ dù thay đổi chóng vánh đến đâu cũng đều bắt nguồn từ cái lõi căn bản, mà Đại học lại là nơi bạn học được cách thức tư duy và nắm vững kiến thức nền tảng.
Hãy ra sức nuôi dưỡng “bộ rễ” của cái cây cho thật vững chãi, cành lá của nó mới có thể xum xuê và hoa trái thật nhiều.
Học E-Learning – học Đại học không còn nhàm chán
Hiện nay, Đại học Mở Hà Nội đang thực hiện hình thức học Đại học trực tuyến, đây là một chương trình học đổi mới nhiều so với mô hình học truyền thống. Với hình thức học trực tuyến, người học hoàn toàn có thể linh hoạt về thời gian học và tự sáng tạo, tiếp cận kiến thức theo cách mà họ cảm thấy là phù hợp nhất với chính mình.
———————————————-
Học đại học mọi lúc mọi nơi. Bằng do Đại học Mở Hà Nội cấp. Đăng ký tư vấn miễn phí tại: https://sum.vn/Eu0E0
Để lại một bình luận