cach-tro-thanh-ke-toan-gioi

Cách để trở thành kế toán giỏi

Làm sao để trở thành kế toán giỏi – Khi quyết định lựa chọn nghề kế toán có nghĩa là bạn phải yêu thích những con số và đam mê nó. Không ai là không mong muốn có được một vị trí làm việc tốt, vì vậy bạn sẽ phấn đấu rất nhiều để có thể làm tốt công việc và hơn nữa là trở thành một kế toán giỏi chuyên môn và nghiệp vụ. Vậy muốn trở thành một kế toán chuyên nghiệp, muốn thăng tiến nhanh trong công việc bạn cần phải làm gì?

Những yêu cầu của một kế toán giỏi

1. Kiến thức chuyên môn

cach-tro-thanh-ke-toan-gioi
cách trở thành kế toán giỏi

– Kế toán là một nghề chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, song công việc chủ yếu là làm việc với các con số.

– Muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi giang, ngay từ bây giờ, khi bạn đang còn học trong trường phổ thông, bạn nên cố gắng học tốt các môn tự nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng môn toán (công việc chủ yếu của bạn là tính toán mà). Nếu có thể, bạn nên tập tính nhẩm thật tốt mà không cần phải dùng tới máy tính.

– Công việc kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, mà các hoạt động này diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Vì vậy, ngay từ lúc này, bạn hãy tập quan sát chúng trong cuộc sống hàng ngày. Có thể bạn sẽ không hiểu nhiều, nhưng bạn đừng lo, những điều bạn chưa hiểu sẽ được giải đáp khi bạn tham gia đào tạo để trở thành nhân viên kế toán.

– Điều quan trọng là bạn đã có sự quan tâm, chú ý, có nhu cầu tìm hiểu để trở thành động lực học tập của bạn sau này.

2. Khả năng ngoại ngữ

– Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập thế giới mạnh mẽ, cũng như bao nghề khác, nghề kế toán đòi hỏi người làm phải biết ngoại ngữ, nhất là những ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh. Đây là vấn để mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm.

– Điều này là yêu cầu bắt buộc nếu bạn làm việc ở các công ty liên doanh hoặc những công ty có quan hệ làm ăn với nước ngoài. Nghề kế toán liên quan chặt chẽ tới những điều luật về kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Khi đó, bạn sẽ phải tìm hiểu thật tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác cũng như tự nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.

3. Kiến thức về tin học

– Trong xã hội hiện đại, khi mà công nghệ thông tin đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống thì các nhân viên kế toán sử dụng công cụ máy tính với các phần mềm trợ giúp để công việc kế toán bớt vất vả hơn và quan trọng là nâng cao hiệu quả.

– Để trở thành một nhân viên kế toán hiện đại và năng động, sao bạn không tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tin học ngay từ bây giờ?

>> Xem thêm: Thông tin tổng quan về ngành kế toán khối C

Thứ hai, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp

1. Trung thực

– Đã có người ví công việc của nhân viên kế toán giống như công việc của một “người chép sử”. So sánh ấy quả kỳ lạ nhưng không hẳn không có lý. Bạn là nhân viên kế toán – người tạo niềm tin, và để tạo được niềm tin đó thì những thông tin mà bạn đem lại phải trung thực, đáng tin cậy.

– Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.

2. Khách quan

– Nếu bạn là “quan chép sử”, tất nhiên bạn phải thật khách quan rồi. Vì “người chép sử không làm ra lịch sử nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”. Bạn không thể vì yêu quý vị vua này mà thiên vị, không viết ra những việc không tốt mà ông ta đã làm.

– Nhân viên kế toán cũng vậy, luôn phải tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình. Một nhân viên kế toán thực thụ luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của mình sẽ làm hại chính cơ quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính mình.

3. Chính xác

pham-chat-nghe-nghiep-ke-toan
Phẩm chất nghề nghiệp kế toán

– Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.

Bạn đang xem: Làm sao để trở thành kế toán giỏi

– Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.

4. Chăm chỉ, cẩn thận

– Đức tính này nghề nào cũng cần có nhưng khi bạn là một nhân viên kế toán thì dường như yêu cầu trên được đòi hỏi nhiều hơn. Bạn làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng đấy lại là 10 con số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách mà bạn tôn trọng công việc của chính mình.

– Thiếu tố chất này, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy trong lòng mọi người.

5. Năng động, sáng tạo

– Bạn đừng nghĩ rằng nhân viên kế toán ngồi một chỗ làm việc thì sẽ “không phải năng động” nhé!

– Những công việc bạn làm hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy. Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.

– Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trước những biến động. Đồng thời, nó cũng có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

>> Xem thêm: Ngành kế toán thi khối nào? Một số điều cần biết về ngành kế toán

6. Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp

Quan sat tổng hợp

Như bạn đã biết, công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý.

7. Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể

– Thông thường khi làm một nhân viên kế toán, bạn sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt, kế toán vật tư, kế toán chi phí giá thành… Và như vậy bạn sẽ phải làm việc một mình trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Bạn sẽ là người tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần việc của mình.

– Song điều đó không có nghĩa là bạn dửng dưng và không liên quan gì với công việc của người khác. Bạn là một cá thể trong tập thể, là một nhân viên kế toán trong hệ thống kế toán của đơn vị, vậy nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây đấy.

8. Khả năng diễn đạt

Khả Năng Diễn Đạt

 

– Bạn muốn là người được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, là một chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán? Vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.

– Ngoài việc tính toán ghi chép các số liệu, bạn sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu.

– Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Vì thế, bạn đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “hoa hoè hoa sói”, hay ví von nhé.

9. Khả năng chịu đựng áp lực công việc

– Làm việc với những con số luôn đặt kế toán viên vào trạng thái căng thẳng, nhất là khi đó là một phần trọng yếu nhất trong việc làm kế toán của bạn.

– Ngày ngày nhân viên kế toán đối mặt với lượng lớn các thông tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác và hợp lý. Nên cũng sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu trong những ngày đầu làm việc, những con số ám ảnh bạn đến mức ngay khi ngủ bạn cũng mơ thấy chúng.

10. Yêu thích những con số

– Một nhân viên kế toán cần phải yêu thích những dãy số. Là nhân viên kế toán, bạn làm việc với các con số ngày này qua ngày khác. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “ biết nói” với những người quan tâm.

nhan lo trinh hoc


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *