Dưới sự bùng nổ của khoa học công nghệ, ngành công nghệ thông tin được ví như “vua” của mọi nghề, nghề “hái” ra tiền,… Chính vì những câu ví von đó, nhiều bạn trẻ đã định hướng đó là nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Từ đó kéo theo hồ sơ xét tuyển ngành công nghệ thông tin cùng điểm chuẩn đại học cũng tăng lên. Vậy điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin 2022 là bao nhiêu?
Mục lục
1. Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin 2022
Ngành công nghệ thông tin là ngành học sử dụng máy tính và các phần mềm, ứng dụng trên máy tính nhằm chuyển đổi, xử lý, bảo vệ, lưu trữ và thu thập dữ liệu. Mục tiêu của ngành công nghệ thông tin đề ra là phát triển khả năng bảo vệ, sửa chữa phần mềm, dữ liệu thông tin, ngoài ra là tạo ra những phần mềm mới để có thể xử lý dữ liệu cho những tổ chức, cá nhân yêu cầu
Các chuyên ngành của ngành công nghệ thông tin:
- Khoa học máy tính
- Công nghệ phần mềm
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính và truyền thông
- An ninh mạng
Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin 2022 các trường:
- Đại học Bách khoa Hà Nội: 28,29 điểm với ngành kỹ thuật máy tính (IT2), và và 27,25 điểm với ngành CNTT Việt Nhật (IT-E6), ngoài ra các ngành khác như kỹ thuật máy tính (IT1) hay IT-E10,… nhà trường chỉ xét tuyển theo hình thức đánh giá tư duy
- Học viện Bưu chính Viễn thông (phía Bắc): ngành CNTT được lấy với mức điểm 27,25 điểm
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngành khoa học máy tính cũng lấy mức điểm là 27,25 điểm
- Đại học Kinh tế Quốc dân: Ngành Khoa học máy tính lấy mức điểm chuẩn là 26,7 điểm
- Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ngành CNTT được xét tuyển với mức điểm là 26,15 điểm
- Đại học Mở Hà Nội: ngành CNTT xét tuyển với mức điểm là 24,55 điểm
>> Xem thêm: Chương trình học ngành Công nghệ thông tin có gì?
2. Vấn đề bằng cấp trong ngành công nghệ thông tin
Theo thống kê hiện nay, tại Việt Nam có tới 75% nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin là không có bằng tốt nghiệp đại học và 3% người chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tin này cho thấy ngành công nghệ thông tin không quá chú trọng vào bằng cấp, tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự học, không theo quá trình bài bản của chương trình đại học
Còn đối với thế giới, diễn đàn lập trình lớn nhất thế giới thống kê vào năm 2020 có đến 25% người lao động ngành công nghệ thông tin không có bất cứ bằng cấp nào
Đối với nhiều doanh nghiệp, bằng cấp không còn quan trọng bằng việc bạn làm được những gì, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài.
Do đó, việc không có bằng cấp cũng không có nhiều lo ngại. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên theo học đại học không phải vì tấm bằng mà vì những kinh nghiệm những người đi trước truyền tải cho mình và bạn cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình học vì bạn luôn có giảng viên đồng hành giúp đỡ
3. Cấp bậc ngành công nghệ thông tin
Lao động ngành công nghệ thông tin được chia thành những cấp bậc từ người có trình độ, kinh nghiệm thấp đến người có trình độ cao trong sự nghiệp của bản thân
Dưới đây là những cấp bậc chính trong ngành công nghệ thông tin:
- Sinh viên chưa tốt nghiệp: chiếm 1% trong tổng số lao động ngành công nghệ thông tin và con số này duy trì đều đều theo hàng năm, không có sự biến đổi lớn. Số lượng này chiếm phần trăm rất thấp (chỉ 1%) bởi những đối tượng này đều là những sinh viên ưu tú
- Thực tập: đa số trong các ngành đều sẽ có các thực tập sinh. Tuỳ doanh nghiệp mà họ có thể trả lương cho thực tập sinh hay không
- Nhân viên mới vào nghề: đây là những người mới bắt đầu đi làm chính thức được 1-2 năm
- Nhân viên lâu năm: họ là những người đã làm việc nhiều năm, và vấp và có nhiều kinh nghiệm thực tế
- Trường nhóm, trưởng phòng: họ thường là những nhân viên lâu năm, họ có tài lãnh đạo và dẫn dắt mọi người tốt
- Quản lý cấp cao: họ là những người có khả năng quản lý cao, đồng thời là các kỹ thuật của họ cũng tốt. Tuy nhiên ở vị trí này, khả năng quản lý sẽ được chú trọng hơn là kỹ thuật
- Sếp: chức vị cao nhất, họ là người hội tụ đủ mọi kỹ năng bởi họ cũng từ một nhân viên lên đến quản lý và lên được vị trí như hiện tại
>> Xem thêm: Thực trạng Công nghệ thông tin tại Việt Nam
4. Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin
4.1. Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin theo các vị trí công việc
Từ biểu đồ kết quả trên, các bạn có thể thấy rõ ràng các lập trình viên thiết kế phần mềm là vị trí được tuyển dụng nhiều nhất. Sau đó là những nhóm công việc hỗ trợ cho ngành công nghệ thông tin như: IT support, nhân viên mạng, nhân viên hành chính,…
Nhóm vị trí quản lý cũng có nhu cầu tuyển dụng khá cao. Tuy nhiên đây là những vị trí cần người có nhiều kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề, vì vậy mà cũng rất khó để có thể tuyển dụng được người ở vị trí này
Bên cạnh đó là nhóm công việc liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm (QA/QC), công việc này sẽ tham gia vào quá trình phát triển phần mềm, ứng dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người sử dụng là tốt nhất.
Tuy nhiên thực tế công việc chính của QA/QC là tìm các lỗi của lập trình viên rồi yêu cầu sửa chữa lại. Đây là công việc khá phù hợp với các bạn nữ bởi công việc này rất cần sự cẩn thận, chăm chỉ và không quá nặng bằng các lập trình viên
4.2. Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên lập trình phát triển phần mềm nói chung là tương đối cao, tiếp đến là phần mềm ứng dụng di động và các phần mềm toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp
Tuy nhiên, nếu chuyên môn hóa nhân viên lập trình, sẽ có ba mảng nhân viên lập trình được tuyển dụng ở mức khá thấp chỉ chỉ có 2-4% đó là lập trình viên Backend, lập trình viên Full stack và nhân viên lập trình AI (liên quan đến trí tuệ nhân tạo). Tuy nhiên, nhân viên lập trình ở ba mảng này cũng là nhóm có mức thu nhập cao nhất
Vậy tại sao với ba nhóm lập trình viên này lại có nhu cầu tuyển dụng ít vậy? Bởi lẽ đó là những vị trí khó, một người họ có thể làm những công việc của mười người khác nhau. Ví dụ như tại một nhóm phát triển trang web, số lượng người tham gia sẽ có:
- 2-3 người là lập trình viên Backend
- 1-2 người là lập trình viên Frontend
- 1 người là Tester
- 1 người là Designer
- Và ít nhất một người là lập trình viên Full stack
Và đối với những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo thì lập trình viên AI là nhân lực không thể thiếu
Trên đây là một số vị trí chuyên môn được tuyển dụng với mức thu nhập cao, các bạn có thể tham khảo những vị trí này cho công việc tương lai của bản thân!
=>> Xem thêm: Xu hướng Công nghệ thông tin trong tương lai
5. Học công nghệ thông tin hệ từ xa
Song song với vấn đề điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin 2022, nhiều bạn trẻ đang trong quá trình tìm hiểu các cơ sở đào tạo ngành công nghệ thông tin.
Bên cạnh hệ đào tạo chính quy, hệ đào tạo từ xa cũng đang được nhiều người quan tâm đến. Vậy bạn đã nghe đến “Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội” chưa?
Đây là cơ sở đầu tiên đào tạo đại học dưới hình thức từ xa tại Việt Nam. Qua nhiều năm, cơ sở đã khẳng định được chất lượng đào tạo của mình khi được Bộ GD&ĐT đánh giá cao về chất lượng các bạn học viên sau khi tốt nghiệp
Khi theo học ngành công nghệ thông tin tại chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội, các bạn học viên sẽ được đào tạo chương trình học như hệ đào tạo chính quy. Ngoài những kiến thức lý thuyết trong quá trình học, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các bạn có những buổi thực hành và trải nghiệm thực tế giúp các bạn làm quen với công việc sau này. Bên cạnh đó, các bạn còn được tham dự những buổi workshop, hội thảo,… để tiếp thu thêm những kiến thức, học hỏi thêm từ những người đi trước và giải đáp được nhiều thắc mắc trong quá trình học tập
Bên cạnh ngành công nghệ thông tin, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội còn đào tạo nhiều ngành “hot” trong thị trường lao động như:
- Ngôn Ngữ Anh
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Luật
- Luật kinh tế
- Kế toán
- Tài chính ngân hàng
- Thương mại điện tử
- Quản trị khách sạn
=>> Xem thêm: Con gái có nên học Công nghệ thông tin không?
Kết luận
Công nghệ thông tin luôn là ngành hot trong thị trường lao động, thậm chí còn phát triển nhiều hơn trong tương lai. Vì thế mà nhiều bạn trẻ luôn mong muốn theo đuổi ngành này và theo dõi điểm của ngành này trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Trên đây là bài viết liên quan đến ngành công nghệ thông tin nói chung và điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin 2022 nói riêng. Mong bài viết trên đây sẽ hữu ích với các bạn!
Nguồn: niithanoi.edu.vn, diemthi.vnexpress.net, hutech.edu.vn
Để lại một bình luận