Thương mại điện tử đã được phát triển từ khá lâu về trước. Tuy nhiên, cho đến khi dịch Covid-19 xuất hiện, thương mại điện tử đã trở nên phổ biến hơn với mọi người. Tuy nhiên, thương mại điện tử bao gồm nhiều mô hình khác nhau như: mô hình điện tử b2b, mô hình điện tử b2c,… Nếu bạn quan tâm đến mô hình thương mại điện tử b2b, hãy cùng Ehou tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Thương mại điện tử B2B được hiểu như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về thương mại điện tử b2b là gì, hãy cùng ehou tìm hiểu về khái niệm thương mại điện tử và b2b trước nhé!
Thương mại điện tử được biết đến là hình thức mua bán trực tuyến thông qua các nền tảng, ứng dụng có kết nối mạng Internet để thực hiện các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
B2B được viết tắt từ cụm từ “Business To Business”, đây là hình thức giao dịch, trao đổi hàng hóa trong đó người bán là doanh nghiệp và người mua cũng là doanh nghiệp
Như vậy, ta có thể thấy thương mại điện tử B2B được hiểu là mô hình mua bán trực tuyến các hàng hóa, dịch vụ thông qua các nền tảng, ứng dụng thương mại điện tử trong đó người bán là doanh nghiệp và người mua cũng là một hay nhiều doanh nghiệp khác.
Khác với cách giao dịch truyền thống là giao dịch hàng hóa trực tiếp, phải sử dụng nhiều nhân công lao động trong quá trình giao dịch thì với hình thức mua bán trực tuyến này, mọi giao dịch đều thực hiện qua sàn thương mại điện tử hay web thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử B2B đều mong muốn mở rộng thị trường hơn với nhiều loại sản phẩm, tiếp cận được khách hàng và giảm được các chi phí trong quá trình giao dịch, từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh thương mại.
=>> Xem thêm: Mức lương của ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam
2. Những lợi ích của thương mại điện tử B2B đem lại
Mô hình thương mại điện tử B2B đem lại khá nhiều lợi ích không chỉ với người bán mà với cả người mua:
- Mô hình tạo cá nhân hóa cho các doanh nghiệp: đơn giản hơn, khi doanh nghiệp A tìm kiếm mua một loại sản phẩm X, sàn thương mại điện tử sẽ đề xuất cho doanh nghiệp A những sản phẩm tương tự sản phẩm X để doanh nghiệp A lựa chọn
- Giúp các doanh nghiệp tìm được doanh nghiệp có cùng sản phẩm, hàng hóa mình tìm kiếm, từ đó mở rộng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau
- Mô hình giúp các doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí hoạt động. Cụ thể hơn, với hình thức kinh doanh qua sàn thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê văn phòng. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu các thông tin và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cần mua. Vì thế có thể giảm chi phí cho nhân viên tư vấn của doanh nghiệp
- Khi kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các doanh nghiệp khác ở mọi nơi để giao dịch chứ không hạn chế khu vực như khi giao dịch truyền thống
- Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu được dữ liệu tiêu dùng của doanh nghiệp khác bao gồm xu hướng, hành vi mua sắm của các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch với doanh nghiệp mình.
- Đối với doanh nghiệp mua hàng sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, mọi thông tin mặt hàng đều được cung cấp đầy đủ giúp doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa và đợi giao hàng mà không cần đến trực tiếp để mua
=>> Xem thêm: Các sàn Thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
3. Thương mại điện tử B2B có những loại mô hình nào?
Tính đến cuối năm 2022, có 3 loại mô hình thương mại điện tử B2B được nhiều người sử dụng đó là:
- Mô hình hướng tới nhà cung cấp: mô hình này sẽ áp dụng với những nhà bán lẻ, những hàng hóa, dịch vụ có nhiều doanh nghiệp cần nhưng lại ít doanh nghiệp đáp ứng được. Xử lý tình huống này, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào một ứng dụng hay website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp cung cấp. Và doanh nghiệp cung cấp qua mô hình này sẽ khảo sát được trải nghiệm của khách hàng từ đó thay đổi giá cả và tạo mối quan hệ với khách hàng
- Tiếp đến là mô hình hướng tới người mua: mô hình này cũng tồn tại khi mặt hàng có nhiều doanh nghiệp cần đến nhưng lại ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, khác với mô hình hướng tới nhà cung cấp là sử dụng website của nhà cung cấp thì với mô hình này, cả doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp bán hàng đều sử dụng chung một website. Doanh nghiệp mua hàng đã có sàn thương mại điện tử riêng của họ và họ sẽ nhập hàng của doanh nghiệp cung cấp với những mức giá do chính họ đề xuất ra mà chấp nhận được.
- Cuối cùng là mô hình trung gian: đây là mô hình có liên quan đến bên thứ ba, họ là người kiểm soát thông tin sản phẩm và cung cấp cho các doanh nghiệp bán hàng những tính năng. Từ đó các doanh nghiệp bán hàng có thể kết nối với các doanh nghiệp mua hàng dễ dàng và thuận tiện hơn.
4. Cơ hội phát triển nào dành cho thương mại điện tử B2B?
Theo thống kê năm 2022, mô hình thương mại điện tử B2B có rất nhiều tiềm năng phát triển, cụ thể:
- Trong khi có khoảng 90% các nhà điều hành đồng ý với ý kiến sàn thương mại điện tử có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của họ thì chỉ có khoảng 10% nhà điều hành đồng ý với mô hình truyền thông số
- Với mô hình B2B, có hơn 95% doanh nghiệp tìm kiếm hàng online khi đưa ra lựa chọn, tức là có hơn 95% doanh nghiệp sử dụng mô hình thương mại điện tử B2B
- Trong khi mô hình thương mại điện tử B2C ( nhà cung cấp là doanh nghiệp và khách hàng là người tiêu dùng) đã phát triển và trở nên ngày càng quen thuộc với con người thì mô hình thương mại điện tử B2B mới đang ở điểm khởi đầu. Vì vậy mô hình thương mại điện tử B2B sẽ còn nhiều điểm để khai thác, đổi mới và phát triển hơn
- Tính tới năm 2022, thị trường thương mại điện tử ở nước ta có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 khu vực ASEAN. Mô hình B2B trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tuy còn khá mới mẻ nhưng với những số liệu đã thống kê trên thì có thể khẳng định mô hình này sẽ còn tiến xa trong tương lai
=>> Xem thêm: Học Thương mại điện tử ra làm gì?
5. Những xu hướng thương mại điện tử B2B
Xu hướng đầu tiên của thương mại điện tử B2B chính là xây dựng trang web thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp. Việc này giúp khách hàng -các doanh nghiệp khác có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp.
Xu hướng tiếp theo có lẽ là bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Đây là cách mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng hơn cũng như tìm được nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cần
Sử dụng chatbot dần trở lên phổ biến hơn trong thị trường thương mại điện tử. Đây là phần mềm tự động trả lời câu hỏi của khách hàng khi doanh nghiệp không có mặt để giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, ứng dụng này còn nhắc nhở khách hàng những chương trình khuyến mãi. Từ đây doanh nghiệp có thể xác định được những khách hàng tiềm năng
Các nhà kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hiện nay đang dần có xu hướng thiết kế giao diện của sàn thương mại điện tử làm cho nó trở nên hút mắt người nhìn hơn. Ngoài ra, cải thiện những thao tác mua hàng trên sàn thương mại cũng giúp khách hàng cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn.
Mô hình Dropshipping cũng dần được nhiều doanh nghiệp sử dụng, mô hình này là doanh nghiệp sẽ thuê bên thứ 3 quảng cáo cho sản phẩm của mình. Khi có khách hàng (doanh nghiệp khác) mua hàng, bên thứ 3 sẽ chuyển thông tin cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp nhận thông tin và giao hàng, bên thứ 3 chỉ cần theo dõi đơn hàng và nhận tiền quảng cáo.
6. Nên học thương mại điện tử tại đâu?
Thương mại điện tử hiện đang là ngành tuyển sinh đại học được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chính vì thế mà năm nào trong kỳ thi tuyển sinh đại học điểm chuẩn của ngành này cũng thuộc top đầu. Hiện nay, có khá nhiều trường xét tuyển ngành thương mại điện tử, trong đó phải kể đến các trường:
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học Mở Hà Nội
- Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
- …
Ngoài ra, còn có có hình thức đào tạo từ xa qua chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến đại học Mở Hà Nội. Đây sẽ là lựa chọn tốt cho bạn nếu muốn theo học ngành thương mại điện tử tại đây vì bạn sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Không chỉ vậy, bạn sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm và được đi trải nghiệm làm quen với công việc ngay trong quá trình học.
=>> Xem thêm: Thương mại điện tử hệ từ xa
Kết luận: Với bài viết trên, ehou mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích về hình thức thương mại điện tử B2B. Qua đây, ehou cũng xin chúc các bạn sẽ thành công trong các dự định ở tương lai của bạn!
Nguồn: daihocmohanoi.edu.vn, tuyensinh.edu.vn,….
Để lại một bình luận