Học lập trình có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Học lập trình có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Ngành CNTT của Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ trong đó học lập trình đang trở thành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một nhánh công việc phù hợp với quỹ thời gian và năng lực của bản thân trong thế giới lập trình đa dạng này!

Hãy cùng điểm qua một số vị trí phổ biến mà bạn có thể làm được sau khi đi sâu vào lập trình trong học công nghệ thông tin

Xem thêm: Học Công Nghệ Thông Tin Ra Trường Làm Gì ?

Chuyên gia kiểm thử phần mềm (Tester)

Công việc này có thể nói nôm na là người đi “vạch lá tìm sâu”. Sau khi lập trình viên đã “code”, Tester sẽ chạy thử, tìm mọi cách để “mò” ra lỗi trong quá trình vận hành. Bạn cần đặt mình vào vị trí người dùng để trải nghiệm sản phẩm của nhóm và tìm ra những lỗi hay nhược điểm của sản phẩm. Để làm được công việc này, bạn cần tập tính tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ và đôi khi cũng phải khó tính đúng lúc.

Chuyên Gia Kiểm Thử Phần Mềm (Tester)

Học Lập trình bạn có thể trở thành chuyên gia kiểm thử

Chuyên gia phát triển web (Web Developer)

Khi bạn mở một tab trình duyệt, gõ vào một địa chỉ URL và nhấn enter, trang web được tải ngay lập tức. Bạn cảm thấy vô cùng ấn tượng bởi layout gọn gàng, các trang được xây dựng tốt. Người chịu trách nhiệm cho mọi phần của trải nghiệm đó, chính là các chuyên gia phát triển web.

Các lập trình viên Front-end phụ trách cho phần giao diện của một trang web và trải nghiệm của người dùng: tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy trên Internet, từ phông chữ, màu sắc, cho đến menu hay các thanh trượt. Vậy những điều gì giúp phần Front-end của một trang web có thể hoạt động được? Tất cả dữ liệu sẽ lưu trữ ở đâu? Đó là công việc của các lập trình viên Back-end.

phát triển web

Hoặc trở thành chuyên gia Lập trình Web

Từ đó, có thể hiểu khái niệm khác nhau của hai vị trí công việc này như sau: Một lập trình viên Front-end là người chịu trách nhiệm thiết kế nội thất của ngôi nhà đã được xây dựng bởi một lập trình viên Back-end.

Lập trình viên đa năng (Full – Stack Developer)

Khái niệm lập trình viên Full-stack là vai trò đã được phổ biến cách đây 4 năm bởi bộ phận kỹ thuật của Facebook. Ý tưởng là một lập trình viên Full-stack có thể làm việc liên chức năng trên “stack” công nghệ, tức là cả Front-end lẫn Back-end.

Các lập trình viên Full-stack làm việc giống như các lập trình viên Back-end ở phía máy chủ web, nhưng họ có thể cũng thành thạo các ngôn ngữ Front-end để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. Họ là những người đa năng. Nếu bạn muốn trở thành một Full-stack Developer đó là một con đường gian nan đầy thử thách nhưng kết quả thì rất khả quan. Các Start-up với nguồn lực giới hạn luôn tìm kiếm những “siêu anh hùng” như thế này.

Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Business Analyst – BA)

Các lập trình viên sẽ không bao giờ hiểu rõ khách hàng muốn gì và ngược lại, các khách hàng cũng sẽ không thể nào hiểu được tường tận được những mã code kia có ý nghĩa như thế nào, vì vậy BA sẽ là trung gian làm cấu nối cho hai bên. BA không chỉ giúp truyền đạt thông tin mà còn giúp tư vấn lựa chọn giải pháp khả thi đồng thời mô hình hóa tài liệu theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất đến các đối tượng liên quan.

Để trở thành BA chuyên nghiệp bên cạnh điều kiện tối thiểu là phải có tư duy logic, suy luận vấn đề, khả năng giao tiếp một BA nhất định phải có kiến thức cơ bản về máy tính cùng với ít nhất kinh nghiệm 2 năm lập trình.

 

Chuyên Viên Phân Tích Quy Trình Nghiệp Vụ

Chuyên gia phát triển ứng dụng di động (Mobile Applications Developer)

Trong khoảng thời gian gần đây, lập trình ứng dụng di động đang là một ngành đang nổi lên một cách mạnh mẽ, công việc của các chuyên gia lập trình Mobile là sử dụng các ngôn ngữ lập trình để sáng tạo ra các ứng dụng chạy trên nền tảng di động, giúp các thiết bị di động trở nên hữu ích hơn cho đời sống con người.

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này người lập trình viên cần phải có tư duy tốt, nhạy bén và sắc sảo để nắm bắt được xu hướng của xã hội.

Khởi nghiệp (Start–up)

Hầu như tất cả các Lập trình viên trên thế giới khi được hỏi đến vấn đề tự thành lập một công ty riêng họ đều thừa nhận đó chính là điều họ ấp ủ. Những ví dụ kinh điển như: Bill Gates, Mark Zuckerberg hay rất nhiều những ông chủ doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam hiện nay, họ đều có chung khởi điểm là những con ong chăm chỉ. Khi bạn đã có đủ kinh nghiệm, cơ hội, “thiên thời địa lợi nhân hòa” và muốn tự chủ hơn trong sự nghiệp của mình thì đừng ngần ngại Start-up.

Ngành công nghệ thông tin ngày càng có sức hấp dẫn với các bạn sinh viên thỏa sức học tập và làm việc hôm nay. Hãy truy cập website chính thức của nhà trường để biết thêm thông tin chi tiết. Hoặc bấm tại đây để đăng ký ngay cho mình một tài khoản HỌC THỬ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ bạn nhé!


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *