Trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi như hiện nay, không khó để chúng ta bắt gặp những ứng dụng, phần mềm hay thiết bị liên quan đến công nghệ. Và trong số đó, các sàn thương mại điện tử hiện đang rất được ưa chuộng đối với mọi người ở hầu hết mọi lứa tuổi. Vì thế, ngành thương mại điện tử hiện nay đang và sẽ trở thành một trong những ngành có nhiều tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như tại thị trường lao động. Tuy nhiên, có thể có những sự thật về ngành thương mại điện tử mà các bạn chưa nghe qua bao giờ. Hãy để ehou cung cấp cho các bạn những thông tin đó nhé!
Nội dung bài viết
1. Sự thật về ngành thương mại điện tử
Một sự thật về ngành thương mại điện tử mà có thể nhiều người còn nhầm lẫn hay chưa hiểu rõ đó là khái niệm về ngành thương mại điện tử. Thương mại điện tử được định nghĩa là một hình thức kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng công nghệ cao dưới sự hỗ trợ của mạng Internet để có thể thực hiện những giao dịch, trao đổi mua bán và thanh toán online.
Hiện, thương mại điện tử là một trong những xu hướng trên toàn cầu, đây sẽ là một lĩnh vực đầy tiềm năng đối với các bạn trẻ cũng như đối với các doanh nghiệp.
1.1 Lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
Một trong những sự thật về ngành thương mại điện tử mà nhiều người tiêu dùng cần phải biết đó là số lượng người mua sắm online trong thời gian gần đây.
Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến thống kê, lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến đã tăng hơn 25% so với lượng người mua sắm trực tiếp. Trong đó chủ yếu ở độ tuổi từ 15 – 30 tuổi: có khoảng 55% người là mua sắm trực tuyến và có khoảng 63% người tiêu dùng là phụ nữ, 65% người tiêu dùng là nhân viên văn phòng và 70% người tiêu dùng có mức thu nhập cao
Đặc biệt là sau khi đại dịch Covid -19 diễn ra, có khoảng 82% người tiêu dùng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, và có đến 98% người tiêu dùng lựa chọn tiếp tục mua sắm trực tuyến kể cả sau khi hết giãn cách xã hội
Không chỉ vậy, lượng người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam cũng xếp thứ 3 tại Đông Nam Á với số lượng chiếm đến 19.5% số lượng mua sắm trực tuyến của toàn khu vực. Đây sẽ là một trong những cơ sở để chúng ta có thể khẳng định rằng tiềm năm của ngành thương mại điện tử trong tương lai tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung
1.2 Nhu cầu tuyển dụng
Một trong những sự thật về ngành thương mại điện tử mà các bạn nên biết đó là nhu cầu tuyển dụng của ngành này rất lớn. Dưới sự tác động của đại dịch Covid – 19 mà nhu cầu mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Có khoảng 46% các doanh nghiệp họ cho biết không thể tuyển dụng được những chuyên viên có kỹ năng tốt trong việc quản trị các nền tảng, website thương mại điện tử như yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Vì vậy, đối với nguồn lực có chất lượng cao, đây sẽ là một ngành tiềm năng đối với các bạn trẻ hiện nay
1.3 Ngành “sản sinh” ra nhiều tỷ phú
Có thể đây sẽ là một sự thật về ngành thương mại điện tử khiến nhiều bạn bất ngờ, nếu bạn là người hay cập nhật tin tức về các nhà tỷ phú trên thế giới thì trong suốt những năm qua, hầu hết các tỷ phú đều được “sản sinh” ra từ việc kinh doanh thương mại điện tử.
Những tỷ phú có tiếng hàng đầu trên thế giới và hiện đang sở hữu khối tài sản triệu độ đều đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, tiêu biểu phải kể đến: CEO Amazon – Jeff Bezos, CEO Alibaba – Jack Ma, CEO Grab – Anthony Tan,…
Ngoài ra vẫn luôn có hàng trăm triệu phú trong lĩnh vực này tăng dần lên mỗi ngày. Vì vậy, có thể khẳng định rằng thương mại điện tử hiện sẽ là một trong những ngành đầy tiềm năng đối với các bạn trẻ lập nghiệp có giấc mộng làm giàu
1.4 Sử dụng người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm
Có một sự thật về ngành thương mại điện tử mà người tiêu dùng nên biết đó là sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm là một hình thức marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp bán hàng. Theo kết quả thống kê, có khoảng 81% người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm được giới thiệu từ người thân, bạn bè và đặc biệt là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đối với quần chúng.
Bởi đối với nhiều người tiêu dùng, họ thường có xu hướng đề phòng đối với chất lượng sản phẩm vì vậy họ sẽ tìm cách xem sản phẩm đó từ những người khác giới thiếu để có thể quyết định nên mua sản phẩm đó hay không
Đây cũng chính là một “chìa khóa” giúp các nhãn hàng đạt được doanh thu lớn trong quá trình kinh doanh, buôn bán. Rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng hình thức marketing này để có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp
>> Xem thêm: Báo cáo Thương mại điện tử 2022
1.5 Chính sách miễn phí vận chuyển
Nhiều người tiêu dùng sẽ đắn đo có nên mua sắm trực tuyến hay không cũng bởi vì lo ngại tiền ship. Vì thế, hiện nay các sàn thương mại điện tử hầu hết đã có những chính sách hỗ trợ phí vận chuyển cho người tiêu dùng.
Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, người tiêu dùng thường có xu hướng mua nhiều hơn 30% tại mỗi giao dịch để có thể nhận được ưu đãi miễn phí vận chuyển. Đối với các sàn thương mại điện tử, việc hỗ trợ miễn phí vận chuyển là một trong những yếu tố thúc đẩy động lực mua sắm trực tuyến của khách hàng
Và ngược lại, nếu chi phí vận chuyển cho mỗi đơn hàng càng cao, khách hàng thường có xu hướng hủy đơn hàng hoặc “bỏ quên” đơn hàng tại giỏ hàng. Và theo các sàn thương mại điện tử ước tính, có khoảng hơn 50% đơn hàng bị hủy là do chi phí vận chuyển quá cao so với giá trị đơn hàng
2. Thị trường thương mại điện tử 2023
Gần đây, Metric – một nền tảng số liệu thương mại điện tử đã công bố những con số từ thị trường thương mại điện tử quý I năm 2023. Theo thống kê, tổng doanh số bán hàng từ 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay: Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok Shop, Sendo đạt 30 nghìn tỷ VNĐ chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023
So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng doanh số của toàn thị trường thương mại điện tử đã tăng 21.8% trong đó có 412.769 đơn hàng và hơn 390 triệu hàng hóa được giao thành công
Hiện, Shopee là sàn thương mại điện tử đứng đầu tại Việt Nam, chiếm tới 63.1% tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện tử. Cụ thể hơn, tổng doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee đã vượt quá 24.7 nghìn tỷ VNĐ với hơn 289.7 triệu sản phẩm được giao bán thành công từ 211 nghìn người bán
Ngay sau Shopee là sàn thương mại điện tử Lazada. Tuy chỉ xếp vị trí thứ 2 nhưng Lazada đã ghi nhận có đến 55.2 triệu sản phẩm được giao bán thành công từ gần 106 nghìn người bán với tổng doanh số lên đến 7.5 nghìn tỷ VNĐ. Nhìn vào số liệu từ Lazada, ta có thể thấy rõ doanh số của Shopee đã vượt trội như thế nào
Tuy nhiên, gần đây một nhân tố mới đã xuất hiện, Tik Tok Shop – một nhân tố đầy bất ngờ trên thị trường mua sắm online. Hiện tại, Tik Tok Shop đã vượt qua hai cái tên “máu mặt”: Tiki và Sendo để “chễm chệ” tại vị trí thứ 3
>> Xem thêm: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
3. Đơn vị đào tạo ngành thương mại điện tử
Hiện nay, đối với hệ thống giáo dục hệ đại học tại Việt Nam, có rất nhiều đơn vị đào tạo ngành thương mại điện tử, tiêu biểu như: Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại,… Hôm nay, hãy cùng ehou tìm hiểu về ngành thương mại điện tử tại trường Đại học Mở Hà Nội nhé
Đại học Mở Hà Nội là một trong những ngôi trường đại học lâu đời tại Việt Nam. Khi theo học ngành thương mại điện tử tại trường, bên cạnh học những kiến thức chuyên sâu, các bạn sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện đi trải nghiệm thực tế với ngành học nhằm giúp các bạn sinh viên có thể tích lũy thêm được nhiều kiến thức cho quá trình làm việc của sinh viên sau này. Không chỉ vậy, các bạn sinh viên còn thường xuyên được tham dự những buổi workshop, tọa đàm hay hội thảo về ngành thương mại điện tử do nhà trường tổ chức, mời những nhân vật có tiếng trong ngành về trao đổi với sinh viên, từ đó giúp các bạn sinh viên sẽ có cái nhìn rõ ràng và có định hướng cho tương lai của bản thân hơn
Bên cạnh hệ đào tạo chính quy, Đại học Mở Hà Nội còn có “Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội”. Chương trình hiện đang đào tạo nhiều ngành đang là “xu hướng” tại thị trường lao động Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung:
- Ngôn ngữ Anh
- Quản trị kinh doanh
- Luật
- Luật kinh tế
- Tài chính ngân hàng
- Công nghệ thông tin
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Kế toán
- Quản trị khách sạn
- Thương mại điện tử
>> Xem thêm: Những hạn chế của ngành thương mại điện tử
Kết luận: Thương mại điện tử hiện đang là một trong những xu hướng của toàn cầu chứ không riêng gì tại Việt Nam. Vì thế có thể khẳng định rằng thương mại điện tử sẽ là một trong những ngành có nhiều tiềm năng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sự thật về ngành thương mại điện tử. Ehou mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn đã phần nào biết được sự thật về ngành thương mại điện tử cũng như tình hình thị trường thương mại điện tử gần đây.
Nguồn: vnexpress.vn, gso.gov.vn, subiz.com.vn,..
Để lại một bình luận